KIẾN THỨC VỀ SỬ DỤNG MÁY LẠNH CHO TRẺ NHỎ & CÁCH XỬ TRÍ KHI TRỜI NÓNG

Kiến thức về sử dụng máy lạnh cho trẻ nhỏ

Hiện nay máy lạnh là thiết bị khá phổ biến trong các gia đình, nhất. Có một điều mà hầu như người sử dụng máy lạnh không qua tâm và không biết máy lạnh tác động thế nào đến sức khỏe, nhất là trẻ em.

Dưới đây là ý kiến của  PGS.Tiến Sĩ Bác Sĩ Nguyễn Văn Bàng, nguyên Phó khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề trên. Nên cho trẻ nằm điều hòa bao nhiêu độ?

– Trẻ nhi nên dùng điều hòa nhiệt độ bao nhiêu là hợp lý?

– 16 độ là quá lạnh cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Nhiệt độ này nếu không đắp chăn có thể gây viêm phổi cấp ở trẻ nhi, có thể dễ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trẻ nhi nên dùng điều hòa khoảng 24-28 độ C. Người lớn nên đắp vỏ chăn mỏng cho cháu về đêm, lúc bật điều hòa.

– Chào bác sĩ, con tôi cứ nằm điều hòa là sổ mũi dù để nhiệt độ rất vừa, vậy làm cách nào để hạn chế điều này?

– Nhiệt độ lạnh do máy điều hoà chỉ tạo điều kiện bộc lộ rõ các biểu hiện bệnh lý gây sổ mũi, chủ yếu là nhiễm trùng đường hô hấp và nhất là dị ứng đường hô hấp, hen phế quản kín đáo. Vì vậy, bạn cần đưa trẻ đến khám các bác sĩ nhi khoa để được tư vấn, phát hiện và điều trị bệnh.

– Chào bác sĩ, con trai tôi được 18 tháng. Thời tiết nóng bé ngủ quạt trực tiếp vào người nên rất thường xuyên viêm họng (2 tuần/lần), nếu không quạt thì mồ hôi ra nhiều lại bị cảm lạnh. Bé uống nước ấm và không ăn đồ lạnh, cay. Vậy có cách nào để phòng tránh bệnh viêm họng trong mùa hè này và nâng cao sức đề kháng cho bé không?

– Mùa hè, thời tiết nóng nên sức đề kháng của trẻ thấp nên dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Cần phải đảm bảo nhiệt độ phòng ở mức từ 24-28 độ C nhưng không nên đặt quạt, điều hoà thẳng vào người trẻ, vì sẽ gây khó chịu, kích thích đường hô hấp, tạo điều kiện tăng viêm nhiễm đường hô hấp.

Để nâng cao sức đề kháng của trẻ, chúng ta có thể áp dụng một trong hai giải pháp chung. Thứ nhất, cần nâng cao sức khoẻ, tăng cường dinh dưỡng, vệ sinh mũi họng, tránh khói bụi tác động vào đường hô hấp. Thứ hai, cần tới gặp các thầy thuốc để được tư vấn dùng một số dược phẩm có khả năng tăng cường sức đề kháng toàn thân và tại đường hô hấp.

Xem thêm: Dịch vụ vệ sinh máy lạnh tại Vũng Tàu

– Thưa bác sĩ, con tôi 3,5 tuổi. Bé thường hay bị viêm mũi họng, bác sĩ khám chẩn đoán là viêm amidan và viêm VA. Khi ngủ tôi bật điều hòa 27 độ, chỉnh đứng cánh quạt và cũng hạn chế không cho bé uống nước lạnh. Tuy nhiên cháu vẫn bị sổ mũi và viêm họng. Bác sĩ cho tôi hỏi có nên nạo VA hay không? Và nạo VA có ảnh hưởng đến sức khỏe và giọng nói không vì bé nhà tôi là con trai?

– Trẻ thường dễ bị viêm mũi họng, đường hô hấp. Tuy nhiên, khi con bạn bị quá nhiều lần, kéo dài có thể là do nhiễm khuẩn (viêm Amidan, viêm VA) nhưng cũng còn rất nhiều nguyên nhân khác gây viêm nhiễm đường hô hấp tái phát là những bệnh không cần can thiệp ngoại khoa như cắt Amidan hay nạo VA mà cần phải tìm đúng nguyên nhân và điều trị.

Việc cắt Amidan, nạo VA phải được các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng phối hợp với bác sĩ nhi khoa xem xét và chỉ định chọn lọc, tránh chỉ định quá rộng rãi như trước đây.

Xử trí khi trời nóng

– Con tôi 2 tuổi, cháu chỉ ho về đêm khoảng 2 hôm nay, còn ban ngày hầu như không thấy tiếng ho nào, tôi chưa biết xử trí ra sao vì cháu vẫn chơi bình thường. Xin bác sĩ tư vấn giùm tôi.

– Trẻ ho về đêm thường do các nguyên nhân sau:

Dị ứng đường hô hấp, đặc biệt là đối với những trẻ có tiền sử chàm, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn, mày đay, sần ngứa, viêm da tiếp xúc…

Trào ngược dạ dày, thực quản Vì vậy, bạn nên khám các bác sĩ để phát hiện nguyên nhân cụ thể của sổ mũi để điều trị.

– Khi bị sốt, lúc nào nên chườm ấm, lúc nào nên chườm mát, vì mùa hè rất hay bị sốt vì viêm họng hoặc cảm nắng. Cảm ơn các chuyên gia.

– Trước đây, mọi người thường quan niệm dùng nước mát để chườm khi sốt. Tuy nhiên, hiện nay, y học đã chứng minh khi sốt, chườm nước ấm mới hạ được nhiệt độ. Bởi nước ấm sẽ giúp giãn mạch, thoát nhiệt qua da. Từ đó, trẻ sẽ hạ sốt. Chườm lạnh gây co mạch, khó thoát nhiệt. Nếu chườm nước lạnh quá còn gây run, sinh nhiệt, làm tăng thân nhiệt.

– Việc mặc áo chống nắng khi ra đường cho trẻ nhỏ có bảo vệ triệt để làn da khỏi tia cực tím hay không thưa bác sĩ?

– Trước 9h, ánh sáng chứa nhiều tia cực tím có tác dụng chuyển tiền vitamin D trong da thành vitamin D giúp trẻ nhỏ dưới 2 tuổi tránh còi xương. Từ 9-17h, thường có nắng gắt gây hại cho da, nhất là da trẻ đang mỏng nên cần mặc áo chống nắng, che chắn cho trẻ.

– Mùa hè trời nóng con tôi và gia đình hay bị chứng nhiệt miệng vậy cho tôi hỏi làm sao để phòng ngừa và nếu bị rồi thì chữa trị ra sao?

– Nóng của mùa hè làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện xuất hiện các bệnh lý nói chung và tại khoang miệng nói riêng. Tuy nhiên, những người hay bị nhiệt miệng, thường đã có bệnh lý sẵn như herpes hoặc mới nhiễm virus đường tiêu hoá enterovirut (EV) – loại virus gây hội chứng chân-tay-miệng.

Để phòng ngừa bệnh, cần tăng cường sức khoẻ bằng các biện pháp chung như ăn uống đầy đủ chất, uống đủ nước, bổ sung đầy đủ vitamin và muối khoáng. Ngoài ra, cần tránh nắng, tránh ăn uống đồ lạnh. Khi đã bị, cần gặp các bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị chính xác.

– Thưa bác sĩ có nên cho con đi tắm hồ bơi nhiều trong những ngày nắng nóng không?

– Bơi là môn thể thao có ích và tốt cho sức khoẻ, cho việc phòng ngừa và chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, vào mùa hè, vì lượng người ở bể bơi rất lớn khiến nước trong bể khó đảm bảo vệ sinh theo tiêu chuẩn nên có thể làm cho trẻ bị lây nhiễm một số bệnh da và đường hô hấp. Cần chú ý để trẻ không bị sặc nước vì khi sặc, trẻ dễ bị tổn thương đường hô hấp, đặc biệt là khi nước bể bơi không đảm bảo vệ sinh và có nhiều hoá chất.

– Con tôi 11 tháng. Trời nắng, nóng làm bé bị rôm sảy rất nhiều. Buổi tối bé ngủ không ngon giấc, cứ lăn qua lăn lại. Bé còn rất lười ăn. Có cách nào cho bé hết rôm sảy và chịu ăn hơn không ạ?

– Rôm sảy là biểu hiển rất phổ biến trong mùa nắng nóng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ vì sức đề kháng của da trẻ kém hơn người lớn. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng bị rôm sảy. Những trẻ bị thường có da dễ bị kích thích do ngứa, dị ứng. Vì vậy, bạn nên tư vấn các thầy thuốc chuyên khoa nhi để được khám và hướng dẫn đầy đủ cách phòng tránh.

– Xin các bác sĩ tư vấn cách sơ cứu khi đi ngoài nắng trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng say nắng?

– Đầu tiên, cần đưa nạn nhân ra khỏi môi trường nóng, vào nơi thoáng mát, cho uống nhiều nước. Sau khoảng 15-20 phút, tình trạng không cải thiện, cần đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và xử lý kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *